SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH DOANH ONLINE TẠI VIỆT NAM
thương mại điện tử- 1. Thời đại của kinh doanh online
- 2. Lịch sử phát triển các mô hình kinh doanh online tại Việt Nam
- 2.1. Giai đoạn sơ khai
- 2.2. Hình thức mua theo nhóm
- 2.3. Sự xuất hiện của mạng xã hội trong kinh doanh online
- 2.4. “Có người đến, có người đi và có người ở lại”
- Lời giải cho mô hình kinh doanh online bền vững
1. Thời đại của kinh doanh online
Kinh doanh online đang trở thành xu hướng của thời đại mới. Đặc biệt, sau bối cảnh đại dịch Covid-19, việc kinh doanh trực tuyến trở nên càng phổ biến hơn bao giờ hết. Nếu bạn là một nhân viên văn phòng đang muốn thay đổi công việc hiện tại của mình hay đơn giản là thử sức với một cơ hội mới để gia tăng thu nhập, thì kinh doanh online với sàn thương mại điện tử sẽ là lựa chọn khởi đầu tuyệt vời cho bạn.
Với hàng triệu khách hàng truy cập vào các sàn thương mại điện tử hàng ngày, việc kinh doanh trực tuyến trên các sàn này có thể giúp bạn tiếp cận được đến một lượng khách hàng lớn và tăng doanh số bán hàng của bạn. Bạn không cần phải lo lắng về việc xây dựng một website riêng hay thuần thục các kiến thức chuyên ngành về Tối Ưu Hoá Công Cụ Tìm Kiếm, mà chỉ cần đăng ký và bán hàng trên các sàn thương mại điện tử này.
2. Lịch sử phát triển các mô hình kinh doanh online tại Việt Nam
2.1. Giai đoạn sơ khai
Quay ngược về quá khứ từ những năm 2004, một trong những hình thức kinh doanh online đầu tiên tại Việt Nam chính là trên các diễn đàn trực tuyến (online forum) đơn giản như ttvnol.com, muare.vn,… sau đó là đến những trang website có đầu tư và chuyên nghiệp hơn như chodientu, vatgia, rongbay, enbac,… Tuy nhiên ở thời điểm lúc đó, khái niệm mua hàng online đối với đại đa số mọi người là một điều gì đó khá mơ hồ và không thực tế. Tại sao tôi phải bỏ tiền ra từ một người mà tôi không hề quen biết, không biết được sản phẩm này thực tế sẽ ra sao. Khách hàng vẫn trung thành với mô hình bán lẻ truyền thống là chợ và siêu thị.
2.2. Hình thức mua theo nhóm
Giai đoạn thứ hai từ khoảng 2009 – 2011 với hình thức mua theo nhóm. Theo đó, mua chung là một hình thức mua sắm hàng hóa hoặc dịch vụ với giá ưu đãi khi được mua hàng loạt. Lúc này là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của website cũng như các trang mua chung với một số cái tên có thể kể đến như muachung, hotdeal.vn, cucre.vn,… Người dùng có thể mua sản phẩm với giá ưu đãi khi mua hàng loạt hoặc khi sử dụng các mã giảm giá được cung cấp bởi các trang web này. Tuy nhiên, hình thức này cũng dần bị từ chối bởi người tiêu dùng bởi vì giới hạn về sản phẩm, chất lượng sản phẩm không được đảm bảo, thời gian giao hàng lâu và đắt đỏ cũng như rủi ro cao về mặt thanh toán.
2.3. Sự xuất hiện của mạng xã hội trong kinh doanh online
Thời kỳ thứ ba là từ 2012 – 2015 là giai đoạn đỉnh cao của việc kinh doanh online trên các trang mạng xã hội như Zing, Facebook, Instagram, Zalo,… Việc mua bán lúc này chỉ đơn giản là bạn đăng hình ảnh và thông tin sản phẩm lên, người mua sẽ comment ở phần bình luận hay nhắn tin trực tiếp ở hộp thư để nhận được tư vấn, chốt đơn và đợi ship. Việc kinh doanh online dần được nghe nhiều hơn và rất nhiều con buôn đã tham gia việc bán hàng thông qua Facebook và Instagram hơn.
Tuy nhiên, song song với việc bùng nổ cực mạnh, mua hàng trên Facebook cũng đem lại nhiều trải nghiệm không tốt và gây mất niềm tin sâu sắc với người tiêu dùng. Có rất nhiều câu chuyện dỡ khóc, dỡ cười khi mua hàng online. Sản phẩm khác xa miêu tả, người bán nhận tiền xong rồi không giao hàng, hàng mua không được bảo hành rõ ràng,… Khách hàng dần mất thiện cảm và niềm tin dành cho việc mua hàng online. Hệ quả là hình thức thanh toán chủ yếu của thương mại điện tử ở giai đoạn đầu là COD.
2.4. “Có người đến, có người đi và có người ở lại”
Cũng ở thời điểm những năm 2012 – 2016, thị trường kinh doanh online tại Việt Nam cũng chứng kiến của những sàn thương mại điện tử chuyên nghiệp đầu tiên xuất hiện hơn như Adayroi, Beyeu.com, Leflair, Sendo, Tiki,… Có những sàn vẫn trụ đến giờ, nhưng cũng có khá nhiều sàn đã đóng cửa. Đến khi Shopee bắt đầu vào Việt Nam và Lazada được Alibaba mua lại, thị trường sàn thương mại điện tử tại Việt Nam mới được thổi một làn gió mới và thay đổi một cách mạnh mẽ đến bây giờ. Gần đây nhất là sự xuất hiện của TikTok Shop vào tháng 01/2022 – một hình thức Social Commerce hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam.
Lời giải cho mô hình kinh doanh online bền vững
Như đã đề cập bên trên, việc ra đời của sàn thương mại điện tử như một liều thuốc giải quyết căn bệnh “mất niềm tin” vào mua hàng online của người tiêu dùng Việt Nam. Chính Shopee đã tiên phong trong việc xây dựng niềm tin cho việc mua hàng online bằng nhiều chiến lược “đốt tiền” bài bản. Đầu tiên là việc miễn phí vận chuyển toàn bộ đơn hàng, rồi sau đó nâng dần mức miễn phí vận chuyển từ 50k – 100k, rồi 150k trở lên. Sau đó là chính sách đổi trả hàng miễn phí trong vòng 3-7 ngày làm việc tuỳ vào gian hàng.
Thứ ba là khuyến khích người mua đánh giá sản phẩm bằng cách tặng xu. Việc đánh giá sản phẩm bằng những hình ảnh và trải nghiệm thực tế sẽ giúp khách hàng tin tưởng sản phẩm khi mua hàng hơn. Và thêm nữa là hình thức giao hàng tức thì khi khách hàng có thể nhận được sản phẩm chỉ trong 1 – 2 tiếng sau khi đơn hàng được xác nhận.
Như vậy, việc xây dựng niềm tin và duy trì sự tín nhiệm ấy đã dần được các sàn thương mại điện tử dần chiếm ưu thế hơn các thể loại kinh doanh online trước đây. Khác với việc mua hàng trên Facebook, khách hàng trên sàn thương mại điện tử có thể chủ động hơn trong việc tìm kiếm, lựa chọn và quyết định mua hàng một cách rõ ràng hơn.